7 tháng 7, 2007

Giải pháp nào để giữ vững thị trường xuất khẩu thủy sản?

(Nhân Dân, 05/07/2007)
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thủy sản của nước ta gặp nhiều khó khăn và có sự đảo chiều về cơ cấu thị phần. Một số thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực có nguy cơ bị mất do một số lô hàng thủy sản bị phát hiện nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm. Thực trạng này rất cần Bộ Thủy sản thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn để chủ động đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của các thị trường xuất khẩu thủy sản (Xem tiếp...)

Thủy sản có chất cấm sẽ bị ngưng xuất khẩu

(Tuổi Trẻ, 06/07/2007)
Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) Trần Thiện Hải vừa có văn bản đề nghị Bộ Thủy sản tạm ngưng cấp phép xuất khẩu đối với những doanh nghiệp có nhiều lô hàng liên tiếp bị phát hiện nhiễm kháng sinh tại Nhật.
Thời gian tạm ngưng từ một đến sáu tháng tùy theo mức độ nghiêm trọng để doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Theo đề nghị này, từ ngày 15-7 tới, doanh nghiệp nào có 1-3 lô hàng bị Nhật cảnh báo nhiễm kháng sinh, tùy theo số lô hàng đã bị cảnh báo từ đầu năm đến nay, sẽ bị tạm ngưng cấp phép xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

* Tổ chức Nafiquaved vừa thông báo qua kiểm nghiệm không phát hiện dư lượng hóa chất cấm, các chất kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng trong 29 mẫu cá tra thương phẩm lấy từ các vùng nuôi cá tra ở An Giang. Riêng dư lượng chất kháng sinh enrofloxacin phát hiện trong mẫu cá tra lấy ở khu vực Long Xuyên, Chợ Mới nằm trong giới hạn cho phép.

Đ.PHÚC - Đ.VỊNH

Kiến nghị kiểm tra dư lượng kháng sinh với thuỷ sản nhập khẩu

(Lao Động, 05/07/2007)
Ngày 4.7, Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN (Vasep) vừa có văn bản gửi Bộ Thuỷ sản, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường quản lý chặt chẽ việc NK và sử dụng kháng sinh cấm.
Trong văn bản này, Vasep kiến nghị tiến hành kiểm tra các lô hàng do những DN thương mại (không có nhà máy chế biến) đứng tên xuất khẩu, nhằm xác định rõ trách nhiệm của những cơ sở trực tiếp chế biến và cung ứng các lô hàng đó; đồng thời kiểm tra nghiêm ngặt đối với chủ tàu, người nuôi, đại lý thu mua, đại lý bán hoá chất, thuốc thú y, các cơ sở chế biến thức ăn.
Vasep cũng cho rằng, cần tiến hành kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với các lô nguyên liệu thuỷ sản NK từ các nước có khả năng nhiễm dư lượng kháng sinh.
Bình Nguyên

5 tháng 7, 2007

Những DN liên tiếp để dư lượng kháng sinh trong thủy sản Có thể bị tạm ngưng xuất hàng qua Nhật

(SGGP, 05/07/2007)
Ghi nhận những nỗ lực phía Việt Nam khi giảm tỷ lệ hàng thủy sản (TS) có dư lượng kháng sinh từ 4,6% (6 tháng cuối năm 2006) còn 1,6% (6 tháng đầu năm 2007), nhưng do tiếp tục phát hiện vi phạm, nên trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Thủy sản VN, Đại sứ Nhật Bản (NB) Norio Hattori nhấn mạnh, nếu không sớm loại bỏ tận gốc những vi phạm, NB phải xem xét biện pháp cấm nhập khẩu TS VN. Do đó, doanh nghiệp (DN) và nhà quản lý cần quyết tâm chấn chỉnh, giữ bằng được 1 trong 3 thị trường chính của TS VN (Xem tiếp...)

Thủy sản VN gặp họa nếu mất thị trường Nhật

(VietNamNet, 05/07/2007)
Bức thư của đích thân Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam gửi Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, trong đó nhấn mạnh khả năng hàng thủy sản Việt Nam có thể bị cấm nhập khẩu vào Nhật, buộc VASEP phải kiến nghị áp dụng những biện pháp mạnh xử phạt các DN vi phạm.
Cuộc họp khẩn cấp do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) và Cục Quản lý Chất lượng, ATVS và Thúy y Thuỷ sản (Nafiqaved) tổ chức hôm 3/7 tại TP.HCM, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Lương Lê Phương, đã cho thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc (Xem tiếp...)

4 tháng 7, 2007

"Tuyên chiến" với hàng thuỷ sản nhiễm hoá chất!

(Lao Động, 04/07/2007)
Không phải ngẫu nhiên, ngày 25.6 vừa qua, đích thân ông Norio Hattori - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại VN - đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản VN - cảnh báo vấn đề chất kháng sinh bị nhiễm trong nhiều lô hàng mực và tôm xuất khẩu (XK) vào Nhật, từ VN.
Chiều ngày 3.7, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản VN (Vasep) đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp, ra lời "tuyên chiến" với mọi hành vi làm... bẩn hàng thuỷ sản XK.

Đau đầu vì tôm nhiễm chất Chloramphenicol
Gần 100 đại diện các DN XK thuỷ sản vào thị trường Nhật đã có mặt tại cuộc họp. Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Vasep - cho biết: "Lá thư của Đại sứ Nhật Bản nhấn mạnh khả năng hàng thuỷ sản VN có thể bị cấm nhập vào Nhật, nếu tình hình không được cải thiện". Theo ông Dũng, đến cuối tháng 6.2007, VN đã XK vào Nhật khoảng 39.090 tấn thuỷ sản (240 triệu USD), với khoảng 6.000 lô hàng. Và, số lô bị Nhật phát hiện cảnh báo tới 94 lô, chiếm tỉ lệ 1,6%. (Xem tiếp...)

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu và sử dụng kháng sinh cấm

(Vasep, 04/07/2007)
Ngay sau cuộc họp ngày 3/7 của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản, Hiệp hội VASEP đã có công văn số 103 gửi Bộ Thủy sản về các biện pháp khẩn cấp để giữ thị trường quan trọng này.

Trong công văn, VASEP đã có 3 kiến nghị gửi tới Chính phủ, trong đó có kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Thương mại, Công an, Biên phòng, Hải quan, Ban Chỉ đạo ATTP Quốc gia và UBND các tỉnh có biện pháp hữu hiệu tăng cường quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, lưu thông, buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trên thị trường; kiên quyết tấn công xử lý nghiêm các chợ đầu mối, các tụ điểm, các cơ sở và cá nhân kinh doanh hoá chất kháng sinh thuộc danh mục đã bị cấm (Xem tiếp...)

Báo động hoá chất, kháng sinh trong hải sản

(Lao Động, 13/06/2007)
Chợ Bình Điền - đầu mối duy nhất của TPHCM, cung ứng cá biển cho toàn TP và các địa phương lân cận. Qua kiểm tra có đến 54% số lượng mẫu thuỷ sản biển từ chợ này chứa dư lượng hoá chất, kháng sinh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người...

Tràn lan cá biển ướp
Mới đây nhất, từ tháng 5.2007, Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (viết tắt CCQLTS) TPHCM đã triển khai kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuỷ sản tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền. Kết quả, thuỷ sản tại chợ Bình Điền cũng... chứa hoá chất.
Cụ thể, qua 3 lần lấy 110 mẫu (cá, mực...) được khai thác từ biển và nuôi trồng, có nguồn gốc ở 9 địa phương (Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Bến Tre, Bình Thuận, Tây Ninh), CCQLTS đã phát hiện 42 mẫu nhiễm... phân urê và 20 mẫu nhiễm chất kháng sinh chloramphenicol (viết tắt CAP) như vậy cả 2 loại nhiễm urê và CAP chiếm tỉ lệ 54% tổng mẫu được kiểm định (Xem tiếp...)

Xuất khẩu thủy sản: Có vượt qua thử thách?

(Thanh Niên, 04/07/2007)
Nhật vừa gửi "tối hậu thư" yêu cầu Việt Nam cấp bách cải thiện chất lượng thủy sản. Cùng lúc, Nga cử đoàn thanh tra đến Việt Nam để kiểm tra lần cuối các cơ sở chế biến thủy sản nhằm xem xét khả năng cho phép nhập khẩu trở lại. Liệu các doanh nghiệp (DN) thủy sản trong nước có vượt qua được thử thách trong cơ hội cuối cùng này? Đó là nỗi lo lớn trong cuộc họp khẩn cấp với các DN do Bộ Thủy sản tổ chức hôm qua 3.7 tại TP.HCM (Xem tiếp...)

"Án treo" cho thủy sản Việt Nam

(VNeconomy, 03/07/2007)
Những ngày qua, có nhiều thông tin về những lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật bị nhiễm kháng sinh cấm.
Đây không phải lần đầu tiên các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các nước Nga, Australia và Nhật Bản bị phát hiện có kháng sinh cấm.
Nhật Bản tuyên bố nếu Việt Nam không giải quyết vấn đề một cách triệt để, có thể họ sẽ cho ngừng nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam (Xem tiếp...)

1 tháng 7, 2007

Mỹ kiểm tra thuỷ sản nuôi Trung Quốc: Việt Nam lo ngại

(VietNamNet, 29/06/2007)
Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) ngày 28/6 ra thông báo sẽ lưu giữ tất cả các lô hàng thủy sản nuôi của Trung Quốc để kiểm tra trước khi thông quan. Trước thông tin này, đầu tuần tới, các DN thuỷ sản Việt Nam sẽ họp bàn cách đối phó (Xem tiếp...)