29 tháng 5, 2007

Một DN thủy sản bị Trung Quốc đề nghị đình chỉ xuất khẩu

(HNMĐT-29/05/2007)
Đó là công ty Nachimex Co., Ltd. Nguyên nhân là do công ty này đã vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) ngày 28-5. Cục Kiểm nghiệm kiểm dịch tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) vừa phát hiện chất Chloramphenicol vượt quá tiêu chuẩn cho phép (0,10Mg/kg) trong 1 lô tôm nõn đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam của công ty Nachimex Co., Ltd (DL 97), với trọng lượng 1150 thùng/13800kg, giấy chứng nhận kiểm dịch số YD 3292/2006/CTKD.
Ngay khi xảy ra sự việc trên, Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam tạm thời đình chỉ việc xuất khẩu thủy sản của công ty này sang Trung Quốc. Đồng thời, phía Trung Quốc cũng cho biết, muốn khôi phục việc xuất khẩu của doanh nghiệp này phải thông báo trước tình hình kiểm tra có liên quan cho Trung Quốc để họ tiến hành kiểm tra xác nhận.
Trước tình hình này, VASEP khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, khi xuất hàng sang thị trường Trung Quốc.
Hương Thủy.

28 tháng 5, 2007

So sánh GICA với các phương pháp khác

1. CÁC LOẠI SẢN PHẨM GICA
Chúng tôi có những sản phẩm xét nghiệm nhanh để phát hiện hầu hết các loại kháng sinh trong mật ong, thịt, sữa, rau quả, thủy sản, thịt gà…

2. CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM THƯỜNG DÙNG HIỆN NAY
Các phương pháp thường dùng là:
- HPLC: sắc ký lỏng cao áp.
- GC: sắc ký khí.
- HPLC/MS/MS: sắc ký lỏng cao áp/ khối phổ/ khối phổ.
- GC/MS/MS: sắc ký khí/ / khối phổ/ khối phổ.
- ELISA.
- Charm II. Colloidal Golden (GICA): xét nghiệm nhanh.

3. SO SÁNH ƯU ĐIỂM CỦA GICA VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC:
Hầu hết các phương pháp nói trên đều có độ chính xác cao và đã được sử dụng như phương pháp chuẩn quốc gia ở nhiều nước, đặc biệt là sắc ký khí. Tuy nhiên, nhiều phương pháp không thích hợp cho việc sử dụng thường xuyên tại các công ty vừa và nhỏ, cũng như không tiến hành xét nghiệm ngoài trời được (phải làm trong phòng thí nghiệm với các điều kiện môi trường nhất định).

NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC:
- Đắt tiền: thiết bị phát hiện (đọc kết quả) rất đắt tiền. Điển hình như máy sắc ký khí lên đến cả triệu USD, loại rẻ nhất cũng vào khoảng 30.000 USD, hoặc các thiết bị cho Elisa cũng lên đến 15.000-20.000 USD.
- Vận hành: phức tạp, mất nhiều thời gian, quy trình nhiều bước phức tạp và cần một vài nhân viên vận hành có trình độ và kỹ năng nhất định.
- Điều kiện môi trường: do các thiết bị máy móc tinh vi, việc xử lý mẫu thử rất phức tạp, yêu cầu khắt khe về nhiệt độ phòng, độ ẩm, thông khí, độ chiếu sáng, hạn chế tối đa các chất tự do trong không khí có thể gây nhiễm môi trường xét nghiệm. Từ các yêu cầu đó, cần phải trang bị phòng vô trùng, tủ đặc biệt thiết kế riêng để đựng dụng cụ, máy xử lý rác & chất thải… và nhất thiết phải thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đầy đủ các điều kiện này.

ELISA là phương pháp tương đối ít tốn chi phí hơn so với các phương pháp khác như HPLC, GC nhưng để vận hành cũng cần nhân viên vận hành có trình độ và kỹ năng, cũng như đòi hỏi các yêu cầu về tiêu chuẩn phòng thí nghiệm nghiêm ngặt.

ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM NHANH GICA
Phương pháp GICA được sử dụng rộng rãi ngoài trời (không cần thực hiện trong phòng thí nghiệm). Phương pháp này được phát triển từ những năm 1990, bằng cách kết hợp kháng thể đơn dòng với kỹ thuật vàng keo, là một kỹ thuật mới. Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và trong công nghệ hóa học, để phát hiện những bệnh gây ra bởi virus như syphilis hay HIV, cũng như phát hiện các chất gây nghiện. Phương pháp này thật sự hiệu quả, nhanh, chính xác và dễ thực hiện. Với sự tăng nhanh của các vấn đề trong thú y và thực phẩm, xã hội cần có phương pháp tốt hơn để giải quyết, và phương pháp xét nghiệm nhanh GICA đã ra đời trong hoàn cảnh đó.
Các ưu điểm của phương pháp này:
- Sử dụng đơn giản, không cần phải có trình độ hoặc kỹ năng đặc biệt.
- Không cần trang bị kiến thức đặc biệt, chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi thực hiện
- Rẻ tiền, và không cần phải trang bị các máy móc đắt tiền và chuyên dùng. Kết quả dễ xem xét và đánh giá.
- Có thể thực hiện ngoài trời, tại điểm thu mua/ thanh tra.
- Tiết kiệm thời gian: chỉ cần vài phút để đọc kết quả.
- Chính xác: phát hiện chính xác đến ngưỡng của các thiết bị thông dụng hiện nay, và tương thích với các quy định hiện hành trên thế giới.
- Sạch và an toàn: không gây hại cho sức khỏe người, súc vật và môi trường.
- Dễ bảo quản: bảo quản trong điều kiện bình thường, ở nhiệt độ phòng.

Thực nghiệm CAP-203 tại Bình Thuận

Ngày 11/5/2007, việc thực nghiệm kiểm tra độ chính xác của CAP-203 (dụng cụ kiểm tra nhanh dư lượng Chloramphenicol trong thủy sản) đã được tiến hành tại tại Trung Tâm Khuyến Ngư Bình Thuận, với sự tham gia của đại diện Sở Thủy Sản Bình Thuận, Hiệp Hội Chế Biến Thủy Sản tỉnh Bình Thuận, công ty TNHH TM Hiển Đạt, và các doanh nghiệp.

Mẫu thử được các doanh nghiệp thủy sản cung cấp, mẫu CAP-203 do công ty TNHH TM Hiển Đạt cung cấp. Các mẫu thử được mã hóa để đảm bảo tính khách quan, và chỉ giải mã đối chiếu kết quả sau khi tiến hành xong tất cả các xét nghiệm.

Kết quả cho độ chính xác 100% đối với các mẫu đã có kết quả kiểm tra chính xác bằng phương pháp Elisa trước đó (xem thêm chi tiết...)

Theo kết quả thử nghiệm của nhà sản xuất, độ tương hợp về kết quả giữa phương pháp GICA (test nhanh) và phương pháp Elisa là khoảng 95% (xem thêm chi tiết...)

26 tháng 5, 2007

Nhật Bản sẽ kiểm tra dư lượng AOZ đối với tôm Việt Nam

(CAND, 24/05/2007)
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã chính thức thông báo, theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ này quyết định sẽ kiểm tra dư lượng AOZ đối với 100% mặt hàng tôm của nước ta trước khi nhập khẩu vào Nhật Bản.

Bộ Thương mại vừa đề nghị Bộ Thủy sản và các Sở Thủy sản trong cả nước thông báo cho các cơ sở nuôi, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu thủy sản biết và nghiêm túc thực hiện an toàn vệ sinh thủy sản.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã chính thức thông báo, theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ này quyết định sẽ kiểm tra dư lượng AOZ đối với 100% mặt hàng tôm của nước ta trước khi nhập khẩu vào Nhật Bản.

Như vậy, hiện nay, 100% mặt hàng tôm có xuất xứ từ Việt Nam trước khi nhập khẩu vào Nhật phải cùng lúc bị kiểm tra cả hai chất chloramphenicol và AOZ

Kiểm tra Semicarbazide trong tôm xuất vào Nhật Bản

(VietNamNet, 15/5/2007)
Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản (Nafiqaved) vừa thông báo, từ 15/5, các lô hàng xuất khẩu vào Nhật bắt buộc phải kiểm tra chất Semicarbazide (SEM). Quy định này chỉ áp dụng đối với các DN thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hóa chất, kháng sinh cấm (Xem tiếp...)

25 tháng 5, 2007

Bang North Carolina, Mỹ sẽ thẳng tay xử lý hóa chất cấm và gian lận trong thủy sản

(Intrafish, 24/5/2007)

Hoạt động này sẽ bắt đầu thực hiện từ 1/6/2007. Trưởng phòng bảo vệ Dược phẩm và Thực phẩm của bang cho biết chiến dịch tích cực này sẽ kiểm tra tất cả các loại thủy sản nhập khẩu.

Bang North Carolina sẽ xử lý mạnh tay đối với các việc làm phi pháp trong thủy sản, bang sẽ triển khai việc kiểm tra đối với nhiều hóa chất trong các lô hàng thủy sản nhập khẩu và các sản phẩm được ghi nhãn gian dối. Hoạt động này sẽ bắt đầu thực hiện từ 1/6/2007. Trưởng phòng bảo vệ Dược phẩm và Thực phẩm của bang cho biết chiến dịch tích cực này sẽ kiểm tra tất cả các loại thủy sản nhập khẩu.

Hiện nay, North Carolina đang tham gia cùng Alabama, Arkansa, Louisiana và Mississippi kiểm tra việc nhiễm kháng sinh và hóa chất trong thủy sản nhập khẩu.

20 tháng 5, 2007

Thêm 5 doanh nghiệp thủy sản bị cảnh báo tại Nhật

(Thanh Niên - 02/05/2007)

Ngày 2.5, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tiếp tục cảnh báo chất lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

Theo kết quả kiểm tra gần đây nhất, các lô hàng tôm, mực và nem hải sản của 5 công ty gồm Coastal Fisheries Development Corp, Viet Nam Northern Viking Ltd, Khanh Hoa Seafood Co, Hai Viet Corporation, Viet Thang Private Ltd bị phát hiện dư lượng chất kháng sinh Chloramphenicol, AOZ và Semicarbazide khi kiểm tra tại cảng nhập khẩu Nhật Bản. Trước tình hình này, VASEP tiếp tục khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản cần phải kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng hàng trước khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Quang Thuần

18 tháng 5, 2007

Ninh Thuận: xây dựng khu thủy sản đa mục tiêu

(Tuổi Trẻ, 18/05/2007)

Dự án thủy sản đa mục tiêu nông - lâm kết hợp vừa được UBND tỉnh giao ngành thủy sản Ninh Thuận thực hiện tại xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) với tổng kinh phí lên đến hơn 64 tỉ đồng.

Theo đó, từ công trình hồ đầu mối dung tích trên 2,2 triệu m3 thông qua hệ thống kênh mương hơn 6,5km, hai dòng nước mặn và ngọt sẽ được đưa về phục vụ khoảng 160ha ruộng lúa kém hiệu quả của nông dân địa phương được chuyển sang nuôi tôm công nghiệp. Ngoài ra, dự án còn đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 1.000 dân và gia súc quanh vùng. Theo kế hoạch, chậm nhất đến cuối năm 2008, dự án hoàn thành.

L.TRƯỜNG

17 tháng 5, 2007

27 lô hàng thủy sản Việt Nam bị từ chối nhập khẩu vào Mỹ, FDA tăng cường kiểm tra kháng sinh

(SGGP, 14/05/2007)
Tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa thông báo danh sách 27 lô hàng thủy sản Việt Nam bị FDA từ chối nhập khẩu vào Mỹ trong tháng 4 vừa qua, do vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi sai nhãn mác.
Cũng theo nguồn tin trên, ngày 10-5 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã cho phép Cục Dịch vụ y tế và con người được tăng cường kiểm tra kháng sinh và các nhiễm chất đối với cá, tôm, thủy sản và các sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Dù quy định này còn cần có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, nhưng nếu được thông qua, mặt hàng thủy sản khi nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị cả hai cơ quan là Cục Dịch vụ y tế và con người và FDA kiểm tra.
V.H.

9 tháng 5, 2007

Nhật Bản liên tục cảnh báo DN thuỷ sản Việt Nam

(VietNamNet/Bvom – 09/05/2007)

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản vừa tiếp tục cảnh báo 6 công ty thuỷ sản Việt nam vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan chức năng nước này. Dư lượng kháng sinh chloramphenicol, AOZ và Semicarbazide đã tìm thấy trong các mẫu thủy sản.

Đó là các lô hàng tôm của 6 công ty, gồm Viet Phu Foods and Fish Co., Ltd; Agrex Sai gon Exp Foodstuffs & Agricultural Products Co; CaMau Seafood Processing and Service Jointstock Corporation; Amanda Foods VietNam Ltd; Binh Them Co., Ltd; Khanh Hoa Seafish Co., Ltd.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) một lần nữa khuyến cáo các DN chế biến và xuất khẩu thủy sản cần phải kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng hàng trước khi xuất khẩu sang thị trường này.

Trước đó, ngày 4/5, cơ quan chức năng Nhật Bản đã cảnh báo 5 DN khác có các lô hàng tôm, mực và nem hải sản bị phát hiện nhiễm dư lượng chất kháng sinh Chloramphenicol, AOZ và Semicarbazide khi kiểm tra tại cảng trước khi nhập vào thị trường Nhật.

Ngoài ra, VASEP cũng vừa khuyến cáo các DN khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Trung Đông và các nước Hồi giáo phải có chứng nhận Halal.

Phần lớn người dân đạo Hồi tin dùng các loại thực phẩm có dấu Halal, kể cả người không phải Hồi giáo vì chứng nhận này đảm bảo rằng thực phẩm đã an toàn. Tại Việt Nam, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo TP.HCM là cơ quan đăng ký chứng nhận Halal cho các DN. Hiện chưa có nhiều DN thuỷ sản Việt Nam đạt được chứng chỉ này.

Theo số liệu thống kê về dân số Hồi giáo trên thế giới, có trên 180 triệu người sống tại Indonesia, 140 triệu người ở Ấn Độ, 130 triệu người ở Pakistan, 200 triệu người ở khu vực Trung Đông, 300 triệu người ở châu Á, ... 1,5 tỷ người tiêu dùng Hồi giáo trên toàn cầu coi giấy chứng nhận Halal là một yêu cầu quan trọng.

ĐBSCL: giá cá tra giảm nhưng ở mức hợp lý

(Tuổi Trẻ - 09/05/2007)

Giá cá tra loại 1 đã giảm từ 17.200 đồng xuống còn 14.500 đồng, có nơi xuống dưới mức 14.000đ/kg khi thị trường tiêu thụ gặp khó khăn. Tuy nhiên theo ông Ngô Phước Hậu - phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản, giá cá tra ở mức 14.000 đồng/kg như hiện nay là phù hợp cho cả người nuôi và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Nguyên nhân giá cá giảm là do thị trường Nga - một trong những thị trường tiêu thụ mạnh cá tra - bất ngờ giảm mức tiêu thụ khiến một số doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến tình trạng giảm giá dây chuyền trong nhiều ngày qua.

TRẦN ĐỨC

6 tháng 5, 2007

Thêm một doanh nghiệp XKTS sang Nhật bắt buộc phải kiểm tra kháng sinh cấm

(Vasep - 4/5/2007)

Theo Nafiqaved từ ngày 18/4 các lô hàng thủy sản của Công ty TNHH Kim Anh, tỉnh Sóc Trăng xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ bắt buộc phải kiểm tra hóa chất kháng sinh cấm. Nguyên nhân là do vào đầu tháng 4 vừa qua, sản phẩm sushi tôm của doanh nghiệp này đã bị cảnh báo tại thị trường Nhật Bản (xem tiếp...)

Bang Mississippi, Mỹ ngừng bán cá da trơn của Trung Quốc do nhiễm kháng sinh

(Seafood - 04/05/2007)

Ngày 3/5 Bang Misissippi của Mỹ đã yêu cầu một số cửa hàng bán lẻ ngừng bán cá da trơn (catfish) của Trung Quốc do có chứa dư lượng kháng sinh tương tự như bang Alabama đã phát hiện và cấm bán hồi tuần trước. Họ lo ngại rằng kháng sinh này sẽ gây kháng thuốc cho vi khuẩn và sẽ có hại đến con người (xem tiếp...)

Xuất khẩu tôm Việt Nam vào Nhật Bản: Lần đầu tiên phát hiện chất SEM

(SGGP/Bvom - 24/04/2007)

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản vừa thông báo về việc Nhật Bản tiếp tục phát hiện dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm tôm 2 công ty của Việt Nam.

Đó là một công ty tại Sóc Trăng với mặt hàng vi phạm là tôm và sản phẩm chế biến có chứa dư lượng chất AOZ và một công ty tại Nha Trang với sản phẩm vi phạm là tôm khô có dư lượng chất semicarbazide (SEM) là 0,002 ppm. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Nhật Bản phát hiện dư lượng chất SEM trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Được biết, SEM là chất có khả năng gây ung thư cho người nếu dùng với liều lượng cao.

Mỹ kiểm tra bổ sung đối với cá tra, cá ba sa nhập từ VN

(Tuổi Trẻ 28/04/2007)

Thông tin từ Hiệp hội Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu (Vasep) cho biết bang Alabama (Mỹ) vừa tiếp tục đưa sản phẩm cá tra, cá ba sa VN vào danh sách kiểm tra bổ sung khi đưa hàng vào thị trường này.

Theo Bộ Nông nghiệp bang Alabama, kết quả kiểm tra cho thấy trong 13 mẫu cá da trơn được nhập từ Thái Lan, VN và Malaysia có 5 mẫu bị phát hiện có dư lượng fluoroquinolones.

H.Đ.

Lại phát hiện hàng thủy sản có chất cấm

(Tuổi Trẻ - 02/04/2007)

Ủy ban Tôm VN vừa cho biết trong tháng 3-2007, phía Nhật Bản lại phát hiện thêm ba doanh nghiệp thủy sản VN xuất hàng sang Nhật có dư lượng chất kháng sinh chloramphenicol và AOZ - những chất cấm trong thực phẩm theo qui định của Nhật Bản.

Theo đó, tôm và mực của Công ty Seajoco VN bị phát hiện có dư lượng chloramphenicol, tôm nuôi chiên đông lạnh của Công ty Út Xi có dư lượng AOZ và sản phẩm tôm trong lô hàng thực phẩm của Công ty

Agrex Saigon có dư lượng chloramphenicol.

H.ĐĂNG

Nông thủy sản vào WTO: Tiêu chuẩn an toàn là tấm VISA

(VietNamNet - 03/05/2007)

Tại Hội thảo “Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO và Quy trình Nông nghiệp An toàn (GAP)" do Câu lạc bộ Xây dựng Thương hiệu Nông thủy sản Việt Nam tổ chức sáng 2/5 tại TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia đến từ Bộ Nông nghiệp tiểu bang New South Wales (Australia) khẳng định tầm quan trọng của tiêu chuẩn GAP trong xuất khẩu (xem tiếp...)

Tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices): “Visa” để xuất khẩu nông thủy sản vào WTO

(Cần Thơ - 03/05/2007)


Đó là khẳng định của các chuyên gia đến từ Bộ Nông nghiệp tiểu bang New South Wales-Australia tại Hội thảo “Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ Hội nhập WTO và Quy trình Nông nghiệp an toàn - GAP” do Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu Nông Thủy sản Việt Nam tổ chức ngày 2-5-2007 tại TP Hồ Chí Minh
(xem tiếp...)

Bi kịch con tôm!

(Tuổi Trẻ - 05/05/2007)

Cách đây hơn năm năm, người dân Bạc Liêu buộc chính quyền phải “chạy theo” mình khi hàng vạn hộ gia đình chuyển ruộng lúa thành vuông nuôi tôm.

Giờ đây, cũng chính họ khiến chính quyền đau đầu và “chạy theo tập 2” khi lấp vuông tôm để trồng lúa trở lại (xem tiếp...)

Thủy sản "vượt sóng", vươn xuất khẩu

(BVOM.COM - 06/05/2007)

Không giống nhiều năm gần đây, lĩnh vực xuất khẩu thủy sản đã có đà tăng trưởng mạnh ngay từ các tháng đầu năm và đều vượt "ngưỡng" 200 triệu USD/tháng về giá trị kim ngạch.

Nhìn vào những con số thống kê này, tưởng như chỉ tiêu giao cho ngành thủy sản trong cả năm (3,6 tỷ USD) là tương đối dễ dàng (xem tiếp...)

Một công ty thủy sản kháng cáo thành công mức thuế chống bán phá giá của Mỹ

(Thanh niên, 05/05/2007)

Ngày 4.5, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết Công ty TNHH Thực phẩm QVD Foods (Đồng Tháp), một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Mỹ, đã kháng cáo thành công mức thuế chống bán phá giá do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) quy định trong lần xem xét hành chính lần 2.

Ban đầu DOC quy định thuế suất 21,23% cho QVD Foods trong giai đoạn xem xét từ tháng 8.2004 - 31.7.2005. Do có sai sót trong tính toán biên độ thuế của DOC nên QVD đã được xem xét lại, thuế chống bán phá giá cá tra, basa philê của QVD đã được giảm xuống còn 15,01%.

Quang Thuần